Thông Báo

Mọi người vào comment cho BT Nhóm LAW101!!! (Check mail lấy bài ngen bà con) :D
Họp 21h30 thứ 3 ngày 31/08/2010

Lịch học tuần 7: Trong tuần này Anh/Chị lưu ý:

- Môn ICT101 :

· Bài tập 3D : Anh/Chị chú ý đến thời hạn làm bài (23h55 ngày 07/09/2010). Số lần làm bài tối đa là 3 lần, thời gian làm bài 20 phút và tính điểm trung bình.

· Hạn nộp bài tập nhóm : 23h55, ngày 31/08/2010

- Môn PSD101:

· Bài tập tự luận: Cá nhân tự làm bài. Hạn chót nộp bài 23h55 ngày 05/09/2010.

· Thời hạn tính điểm chuyên cần : 23h55 ngày 05.09.2010. Anh Chị tranh thủ vào làm tất cả những bài luyện tập trắc nghiệm và post bài trên diễn đàn trong tuần này để tính điểm chuyên cần.

- Môn LAW101 :

- Hạn nộp bài tập nhóm : 23h55 ngày 05/09/2010


Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Những điểm hạn chế và cách khắc phục

Lê Nguyễn Xuân Linh
Những điểm hạn chế của bộ máy hành chính nước ta hiện nay:
- Cho đến nay vẫn chưa tạo lập được một hệ thống thể chế đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và dân chủ hóa đời sống xã hội trong điều kiện mở cửa hội nhập quốc tế và tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới hiện đại. Hiện vẫn chưa xác định được một cách đầy đủ, rõ ràng về khung khổ thể chế cần phải có cho quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện mới. Những bổ sung, sửa đổi về mặt thể chế mặc dù rất tích cực nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế; mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ và vẫn còn bị ảnh hưởng bởi thể chế cũ - thể chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp.
- Thủ tục hành chính tuy đã có những tiến bộ nhất định nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều phức tạp, rườm rà, gây không ít phiền toái cho doanh nghiệp và người dân; chủ yếu vẫn theo cơ chế “xin - cho”. Cơ chế “một cửa” tuy được triển khai rất rộng rãi nhưng còn mang tính hình thức, chưa có chuyển biến thực sự về chất trong quan hệ giữa Nhà nước với công dân.
- Việc điều chỉnh, đổi mới chức năng, nhiệm vụ của cả bộ máy hành chính Nhà nước cũng như của từng cấp, từng cơ quan hành chính còn rất chậm, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chưa phù hợp với thông lệ chung của thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hiện nay bộ máy hành chính Nhà nước, từ Chính phủ đến chính quyền địa phương còn ôm đồm quá nhiều việc thuộc lĩnh vực quản lý sản xuất, kinh doanh và hoạt động sự nghiệp dịch vụ, chưa tập trung vào thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Hiện vẫn chưa có sự phân biệt rõ vai trò, chức năng của ba khu vực: Nhà nước - Thị trường - Xã hội dân sự, kể cả trong lĩnh vực thể chế cũng như trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước vẫn đang còn rất cồng kềnh, đồ sộ, nhiều tầng cấp trung gian. Việc phân cấp Trung ương - địa phương vẫn rất chậm chạp. Cho đến nay, các Bộ ngành vẫn đang nắm giữ nhiều việc cụ thể của chính quyền địa phương làm hạn chế tính chủ động, sáng tạo của địa phương. Các Bộ vẫn được tổ chức theo mô hình Bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực, cơ cấu tổ chức bên trong của các Bộ, số lượng cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện lại đang có xu hướng tăng thêm đầu mối. Bộ máy cồng kềnh, nhiều đầu mối như hiện nay tất yếu dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, thẩm quyền và sức ỳ, sự trì trệ, quan liêu của bộ máy là không thể tránh khỏi.
- Phương thức quản lý điều hành của bộ máy hành chính các cấp vẫn theo chế độ làm việc tập thể, quyết định theo đa số có nhiều hạn chế nhưng chậm được thay đổi. Hoạt động quản lý điều hành hành chính, cũng như các dạng quản lý điều hành khác, đòi hỏi phải theo chế độ thủ trưởng, phải đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu thì mới đảm bảo nhanh nhạy, hiệu lực, hiệu quả.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước theo số liệu thống kê gần đây cho biết từ 60 – 70% công chức không qua đào tạo về quản lý nhà nước, 50% cán bộ cấp Xã chỉ tốt nghiệp tiểu học hoặc trung học cơ sở (theo “ Cải cách nền hành chính Việt Nam”, do Jairo Acun-Alfaro biên tập, 2010). Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý cán bộ, công chức có vi phạm pháp luật tiến hành chưa nghiêm minh, chưa thường xuyên, thiếu khách quan, công bằng dẫn đến kém hiệu quả, ít tính giáo dục, răn đe, làm gương…Do vậy đạo đức công vụ, trách nhiệm của công chức chậm được nâng cao. Một bộ phận cán bộ, công chức sa xút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước yêu cầu của dân, của xã hội. Mặt khác, vấn nạn sử dụng người tài không phát huy được hết khả năng của họ cũng như sự ganh tỵ, khinh ghét của những đồng ngiệp xung quanh đã làm cho một số lượng lớn cán bộ có năng lược rời xa bộ máy hành chính của nhà nước điển hình như theo thống kê của Bộ Nội Vụ từ năm 2003 – 2007 hơn 16.000 cán bộ, công chức chuyển ra khỏi khu vực nhà nước (chiếm 0.8% tổng số cán bộ, công chức), Tp Hồ Chí Minh là địa phương có số công chức ra đi lớn nhất gần 6500 người), trong khi Bộ Tài Chính có hơn 1000 người thôi việc.
- Về thực hiện yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính còn chậm, chưa có sự thay đổi cơ bản trong phương thức lề lối làm việc của cơ quan hành chính và phong cách thực thi công vụ của cán bộ, công chức mà vẫn mang nặng dấu ấn của cơ chế cũ. Khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính còn nhiều hạn chế làm cho năng suất lao động, hiệu quả công tác của công chức thấp, trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu kém, nhất là trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
Tóm lại, bộ máy hành chính nước ta còn khá là non trẻ vì vậy sự thiếu sót trong kinh nghiệm điều hành là điều không thể tránh khỏi, từ năm 2001 nhận thấy xuất hiện nhiều bất cấp trong bộ máy quản lý nhà nước Chính phủ đã phê duyệt chương trình 10 năm (2001 – 2010), đề ra bốn lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ công chức và cải cách tài chính công. Thế nhưng, sau nhiều năm cố gắng thay đổi tuy đã đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng nhìn chung còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát tiển kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập.
IV. Phương phàp để hoàn thiện bộ máy hành chính nước nhà:

- Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính:
Cần chuyển đổi mạnh mẽ, cơ bản vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cả bộ máy hành chính nhà nước cũng như của mỗi cơ quan hành chính để phù hợp hơn với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường và dân chủ hóa đời sống xã hội. Trước hết cần điều chỉnh vai trò và chức năng của Chính phủ để đảm bảo “Chính phủ nhỏ cho xã hội lớn”. Đây là vấn đề then chốt trong việc đổi mới thể chế quản lý hành chính nhà nước, vì với sự thay đổi của chức năng Chính phủ, các vấn đề khác như cơ cấu bộ máy hành chính, phương thức quản lý hành chính, cán bộ viên chức hành chính... đều phải có sự thay đổi tương ứng, kể cả thực chất mối quan hệ công việc giữa nhà nước và doanh nghiệp, nhà nước và thị trường, nhà nước và xã hội, nhà nước và nhân dân. Với những yêu cầu của giai đoạn mới, chức năng của Chính phủ cần được xác định chính xác, làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh khung CCHC. Về cơ bản chức năng chung và chủ yếu của Chính phủ là quản lý nhà nước, bao gồm các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, khi chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò của Chính phủ phải chuyển dần từ chỗ là tác nhân kinh tế chính sang vai trò người thúc đẩy phát triển, người trọng tài kinh tế. Trong lĩnh vực quản lý chính trị, vai trò của Chính phủ cần chuyển dần từ người cho phép, người gia ân sang người bảo đảm, người tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện được các quyền cơ bản theo luật pháp, đặc biệt là các quyền tự do, dân chủ. Trong lĩnh vực xã hội, vai trò của Chính phủ cần chuyển dần từ người phân phát phúc lợi đồng đều và hạn chế sang người đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người, cung cấp dịch vụ sự nghiệp tổi thiểu, đồng thời bảo đảm nguồn dịch vụ khác theo yêu cầu cho toàn xã hội.
- Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương: Phân cấp giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, là một xu thế của thời đại chống lại một nhà nước tập quyền lỗi thời bằng việc phát huy quyền dân chủ trực tiếp của công dân. Phân cấp nhằm bảo đảm yêu cầu tiện lợi trong mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân; nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương; phát huy mọi lợi thế riêng có về vật chất, tinh thần và trí tuệ của nhân dân địa phương; bảo đảm cho nhân dân được tham gia trực tiếp với chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội, trong xây dựng cuộc sống cộng đồng; tạo động lực thi đua và hợp tác lành mạnh, thúc đẩy các địa phương cùng phát triển. Để công tác phân cấp có hiệu quả, cần quán triệt một số nguyên tắc và định hướng chủ yếu sau đây:
Nâng cao nhận thức của các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương về một nền hành chính thống nhất có sự phân cấp hợp lý quyền hạn và trách nhiệm nhằm thực hiện mục đích phát huy tính tập trung điều hành của Chính phủ với việc phát huy sáng tạo, chủ động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các địa phương. Cấp Trung ương cần tập trung vào việc xây dựng thể chế và các lĩnh vực thuộc lợi ích của quốc gia như ngoại giao, quốc phòng, an ninh; các lĩnh vực khác thì phân cấp cụ thể. Việc xử lý vụ, việc trong quan hệ với dân và doanh nghiệp nên phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương. Cần bảo đảm tính thống nhất về tất cả các chủ trương, chính sách của Nhà nước, không để cùng một chủ trương mà các nơi thực hiện khác nhau. Khi phân cấp, cần bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện, bao gồm các điều kiện về pháp chế như quy định rõ các quyền hạn và nhiệm vụ có liên quan, các điều kiện về tài chính, các điều kiện về cán bộ để đảm đương được nhiệm vụ, các điều kiện về quy hoạch chi tiết, về lộ trình cụ thể ... để cơ quan được phân cấp không thể làm khác chủ trương chung, đồng thời cũng không bị vướng mắc về chuyên môn trong khi thực hiện.

- Về đổi mới đội ngũ công chức, đặc biệt là nâng cao phẩm chất, phát triển năng lực công chức:

Đây là một nhiệm vụ và thách thức lớn, bởi vì công chức được coi là một yếu tố quan trọng để thực hiện được các mục tiêu quốc gia đã đề ra. Xây dựng và phát triển năng lực của đội ngũ công chức cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản sau đây: Xây dựng và phát huy năng lực của đội ngũ công chức hành chính Nhà nước thực chất là thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia một cách cụ thể nhằm tạo ra đội ngũ công chức vừa phải làm việc trên các lĩnh vực theo các nguyên tắc của thị trường, vừa phải biết quyết định các vấn đề trên cơ sở hệ thống quyền lực mà nhân dân giao cho. Xây dựng đội ngũ công chức theo nguyên tắc chức nghiệp hay chế độ việc làm đều nhằm đi đến kết quả cuối cùng là tạo ra được đội ngũ công chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng. Do đó, phải quan tâm đến cả quá trình làm việc của công chức từ khi họ được tuyển dụng làm công chức đến khi họ nghỉ hưu. Để duy trì được đội ngũ công chức có năng lực và trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, cần phải đổi mới cơ bản công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước. Xây dựng một cơ chế tiền lương công chức hợp lý, sự tương đồng ở mức thoả đáng với các vị trí tương tự trong khu vực tư nhân; căn cứ vào chất lượng công việc, thể hiện sự cống hiến của công chức trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm công bằng trong nền công vụ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét