Thông Báo

Mọi người vào comment cho BT Nhóm LAW101!!! (Check mail lấy bài ngen bà con) :D
Họp 21h30 thứ 3 ngày 31/08/2010

Lịch học tuần 7: Trong tuần này Anh/Chị lưu ý:

- Môn ICT101 :

· Bài tập 3D : Anh/Chị chú ý đến thời hạn làm bài (23h55 ngày 07/09/2010). Số lần làm bài tối đa là 3 lần, thời gian làm bài 20 phút và tính điểm trung bình.

· Hạn nộp bài tập nhóm : 23h55, ngày 31/08/2010

- Môn PSD101:

· Bài tập tự luận: Cá nhân tự làm bài. Hạn chót nộp bài 23h55 ngày 05/09/2010.

· Thời hạn tính điểm chuyên cần : 23h55 ngày 05.09.2010. Anh Chị tranh thủ vào làm tất cả những bài luyện tập trắc nghiệm và post bài trên diễn đàn trong tuần này để tính điểm chuyên cần.

- Môn LAW101 :

- Hạn nộp bài tập nhóm : 23h55 ngày 05/09/2010


Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Thông báo - Họp nhóm online 31/08/2010

Toi nay 21h30 thu ba ngay 31/08/2010, chúng ta sẽ họp và tổng kết lại vài LAW101. Có lẽ cũng sẽ nhanh thôi.
Mong mọi người đầy đủ.

@a.Thiện chuẩn bị bảng đánh giá cho môn này luôn hén.

@hôm offline những ai chưa đi thì nhớ ngày thi đi và đóng tiền cho nhóm trưởng hén. mỗi người 50.000VND.
@all: gửi kèm bài LAW101 đã được hoàn chỉnh và sẽ bàn trong tối nay.



Thanks all,

Trinh Tran

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Những điểm hạn chế và cách khắc phục

Lê Nguyễn Xuân Linh
Những điểm hạn chế của bộ máy hành chính nước ta hiện nay:
- Cho đến nay vẫn chưa tạo lập được một hệ thống thể chế đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và dân chủ hóa đời sống xã hội trong điều kiện mở cửa hội nhập quốc tế và tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới hiện đại. Hiện vẫn chưa xác định được một cách đầy đủ, rõ ràng về khung khổ thể chế cần phải có cho quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện mới. Những bổ sung, sửa đổi về mặt thể chế mặc dù rất tích cực nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế; mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ và vẫn còn bị ảnh hưởng bởi thể chế cũ - thể chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp.
- Thủ tục hành chính tuy đã có những tiến bộ nhất định nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều phức tạp, rườm rà, gây không ít phiền toái cho doanh nghiệp và người dân; chủ yếu vẫn theo cơ chế “xin - cho”. Cơ chế “một cửa” tuy được triển khai rất rộng rãi nhưng còn mang tính hình thức, chưa có chuyển biến thực sự về chất trong quan hệ giữa Nhà nước với công dân.
- Việc điều chỉnh, đổi mới chức năng, nhiệm vụ của cả bộ máy hành chính Nhà nước cũng như của từng cấp, từng cơ quan hành chính còn rất chậm, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chưa phù hợp với thông lệ chung của thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hiện nay bộ máy hành chính Nhà nước, từ Chính phủ đến chính quyền địa phương còn ôm đồm quá nhiều việc thuộc lĩnh vực quản lý sản xuất, kinh doanh và hoạt động sự nghiệp dịch vụ, chưa tập trung vào thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Hiện vẫn chưa có sự phân biệt rõ vai trò, chức năng của ba khu vực: Nhà nước - Thị trường - Xã hội dân sự, kể cả trong lĩnh vực thể chế cũng như trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước vẫn đang còn rất cồng kềnh, đồ sộ, nhiều tầng cấp trung gian. Việc phân cấp Trung ương - địa phương vẫn rất chậm chạp. Cho đến nay, các Bộ ngành vẫn đang nắm giữ nhiều việc cụ thể của chính quyền địa phương làm hạn chế tính chủ động, sáng tạo của địa phương. Các Bộ vẫn được tổ chức theo mô hình Bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực, cơ cấu tổ chức bên trong của các Bộ, số lượng cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện lại đang có xu hướng tăng thêm đầu mối. Bộ máy cồng kềnh, nhiều đầu mối như hiện nay tất yếu dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, thẩm quyền và sức ỳ, sự trì trệ, quan liêu của bộ máy là không thể tránh khỏi.
- Phương thức quản lý điều hành của bộ máy hành chính các cấp vẫn theo chế độ làm việc tập thể, quyết định theo đa số có nhiều hạn chế nhưng chậm được thay đổi. Hoạt động quản lý điều hành hành chính, cũng như các dạng quản lý điều hành khác, đòi hỏi phải theo chế độ thủ trưởng, phải đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu thì mới đảm bảo nhanh nhạy, hiệu lực, hiệu quả.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước theo số liệu thống kê gần đây cho biết từ 60 – 70% công chức không qua đào tạo về quản lý nhà nước, 50% cán bộ cấp Xã chỉ tốt nghiệp tiểu học hoặc trung học cơ sở (theo “ Cải cách nền hành chính Việt Nam”, do Jairo Acun-Alfaro biên tập, 2010). Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý cán bộ, công chức có vi phạm pháp luật tiến hành chưa nghiêm minh, chưa thường xuyên, thiếu khách quan, công bằng dẫn đến kém hiệu quả, ít tính giáo dục, răn đe, làm gương…Do vậy đạo đức công vụ, trách nhiệm của công chức chậm được nâng cao. Một bộ phận cán bộ, công chức sa xút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước yêu cầu của dân, của xã hội. Mặt khác, vấn nạn sử dụng người tài không phát huy được hết khả năng của họ cũng như sự ganh tỵ, khinh ghét của những đồng ngiệp xung quanh đã làm cho một số lượng lớn cán bộ có năng lược rời xa bộ máy hành chính của nhà nước điển hình như theo thống kê của Bộ Nội Vụ từ năm 2003 – 2007 hơn 16.000 cán bộ, công chức chuyển ra khỏi khu vực nhà nước (chiếm 0.8% tổng số cán bộ, công chức), Tp Hồ Chí Minh là địa phương có số công chức ra đi lớn nhất gần 6500 người), trong khi Bộ Tài Chính có hơn 1000 người thôi việc.
- Về thực hiện yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính còn chậm, chưa có sự thay đổi cơ bản trong phương thức lề lối làm việc của cơ quan hành chính và phong cách thực thi công vụ của cán bộ, công chức mà vẫn mang nặng dấu ấn của cơ chế cũ. Khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính còn nhiều hạn chế làm cho năng suất lao động, hiệu quả công tác của công chức thấp, trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu kém, nhất là trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
Tóm lại, bộ máy hành chính nước ta còn khá là non trẻ vì vậy sự thiếu sót trong kinh nghiệm điều hành là điều không thể tránh khỏi, từ năm 2001 nhận thấy xuất hiện nhiều bất cấp trong bộ máy quản lý nhà nước Chính phủ đã phê duyệt chương trình 10 năm (2001 – 2010), đề ra bốn lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ công chức và cải cách tài chính công. Thế nhưng, sau nhiều năm cố gắng thay đổi tuy đã đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng nhìn chung còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát tiển kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập.
IV. Phương phàp để hoàn thiện bộ máy hành chính nước nhà:

- Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính:
Cần chuyển đổi mạnh mẽ, cơ bản vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cả bộ máy hành chính nhà nước cũng như của mỗi cơ quan hành chính để phù hợp hơn với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường và dân chủ hóa đời sống xã hội. Trước hết cần điều chỉnh vai trò và chức năng của Chính phủ để đảm bảo “Chính phủ nhỏ cho xã hội lớn”. Đây là vấn đề then chốt trong việc đổi mới thể chế quản lý hành chính nhà nước, vì với sự thay đổi của chức năng Chính phủ, các vấn đề khác như cơ cấu bộ máy hành chính, phương thức quản lý hành chính, cán bộ viên chức hành chính... đều phải có sự thay đổi tương ứng, kể cả thực chất mối quan hệ công việc giữa nhà nước và doanh nghiệp, nhà nước và thị trường, nhà nước và xã hội, nhà nước và nhân dân. Với những yêu cầu của giai đoạn mới, chức năng của Chính phủ cần được xác định chính xác, làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh khung CCHC. Về cơ bản chức năng chung và chủ yếu của Chính phủ là quản lý nhà nước, bao gồm các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, khi chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò của Chính phủ phải chuyển dần từ chỗ là tác nhân kinh tế chính sang vai trò người thúc đẩy phát triển, người trọng tài kinh tế. Trong lĩnh vực quản lý chính trị, vai trò của Chính phủ cần chuyển dần từ người cho phép, người gia ân sang người bảo đảm, người tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện được các quyền cơ bản theo luật pháp, đặc biệt là các quyền tự do, dân chủ. Trong lĩnh vực xã hội, vai trò của Chính phủ cần chuyển dần từ người phân phát phúc lợi đồng đều và hạn chế sang người đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người, cung cấp dịch vụ sự nghiệp tổi thiểu, đồng thời bảo đảm nguồn dịch vụ khác theo yêu cầu cho toàn xã hội.
- Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương: Phân cấp giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, là một xu thế của thời đại chống lại một nhà nước tập quyền lỗi thời bằng việc phát huy quyền dân chủ trực tiếp của công dân. Phân cấp nhằm bảo đảm yêu cầu tiện lợi trong mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân; nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương; phát huy mọi lợi thế riêng có về vật chất, tinh thần và trí tuệ của nhân dân địa phương; bảo đảm cho nhân dân được tham gia trực tiếp với chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội, trong xây dựng cuộc sống cộng đồng; tạo động lực thi đua và hợp tác lành mạnh, thúc đẩy các địa phương cùng phát triển. Để công tác phân cấp có hiệu quả, cần quán triệt một số nguyên tắc và định hướng chủ yếu sau đây:
Nâng cao nhận thức của các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương về một nền hành chính thống nhất có sự phân cấp hợp lý quyền hạn và trách nhiệm nhằm thực hiện mục đích phát huy tính tập trung điều hành của Chính phủ với việc phát huy sáng tạo, chủ động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các địa phương. Cấp Trung ương cần tập trung vào việc xây dựng thể chế và các lĩnh vực thuộc lợi ích của quốc gia như ngoại giao, quốc phòng, an ninh; các lĩnh vực khác thì phân cấp cụ thể. Việc xử lý vụ, việc trong quan hệ với dân và doanh nghiệp nên phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương. Cần bảo đảm tính thống nhất về tất cả các chủ trương, chính sách của Nhà nước, không để cùng một chủ trương mà các nơi thực hiện khác nhau. Khi phân cấp, cần bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện, bao gồm các điều kiện về pháp chế như quy định rõ các quyền hạn và nhiệm vụ có liên quan, các điều kiện về tài chính, các điều kiện về cán bộ để đảm đương được nhiệm vụ, các điều kiện về quy hoạch chi tiết, về lộ trình cụ thể ... để cơ quan được phân cấp không thể làm khác chủ trương chung, đồng thời cũng không bị vướng mắc về chuyên môn trong khi thực hiện.

- Về đổi mới đội ngũ công chức, đặc biệt là nâng cao phẩm chất, phát triển năng lực công chức:

Đây là một nhiệm vụ và thách thức lớn, bởi vì công chức được coi là một yếu tố quan trọng để thực hiện được các mục tiêu quốc gia đã đề ra. Xây dựng và phát triển năng lực của đội ngũ công chức cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản sau đây: Xây dựng và phát huy năng lực của đội ngũ công chức hành chính Nhà nước thực chất là thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia một cách cụ thể nhằm tạo ra đội ngũ công chức vừa phải làm việc trên các lĩnh vực theo các nguyên tắc của thị trường, vừa phải biết quyết định các vấn đề trên cơ sở hệ thống quyền lực mà nhân dân giao cho. Xây dựng đội ngũ công chức theo nguyên tắc chức nghiệp hay chế độ việc làm đều nhằm đi đến kết quả cuối cùng là tạo ra được đội ngũ công chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng. Do đó, phải quan tâm đến cả quá trình làm việc của công chức từ khi họ được tuyển dụng làm công chức đến khi họ nghỉ hưu. Để duy trì được đội ngũ công chức có năng lực và trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, cần phải đổi mới cơ bản công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước. Xây dựng một cơ chế tiền lương công chức hợp lý, sự tương đồng ở mức thoả đáng với các vị trí tương tự trong khu vực tư nhân; căn cứ vào chất lượng công việc, thể hiện sự cống hiến của công chức trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm công bằng trong nền công vụ.

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

NHUNG DIEM HAN CHE CUA BO MAY HANH CHINH NHA NUOC OF NUOC TA

Minh da st dc phan bai "Nhung diem han che của bo may hanh chinh nha nuoc" ma con thieu phan vi du cu the. cac ban xem va cung nhau gop y de bt dc hoan thien nhanh.

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội và chủ động hội nhập quốc tế thì cải cách hành chính còn chậm và hiệu quả kém. Bộ máy hành chính còn bộc lộ một số điểm hạn chế sau:
2.1. Hệ thống thể chế pháp luật còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và trong một lĩnh vực chưa bám sát quá trình chuyển đổi khó khăn và phức tạp. Sự chưa đồng bộ của hệ thống thể chế một mặt thể hiện ở chỗ một luật, pháp lệnh đã ban hành nhưng các nghị định và thông tư hướng dẫn triển khai chậm ban hành. Sự thiếu nhất quán trong hệ thống thể chế biểu hiện rõ trong việc chậm chuẩn bị và ban hành các văn bản dưới luật, pháp lệnh để hướng dẫn thi hành. Nhiều cơ quan nhà nước vẫn có xu hướng giữ thuận lợi cho hoạt động quản lý của mình nhiều hơn là đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.
Thủ tục hành chính vẫn chưa được đơn giản hóa triệt để, tính công khai minh bạch còn thấp. Sau một thời gian có những kết quả bước đầu trong cải cách thủ tục hành chính, thời gian gần đây vẫn còn nhiều thủ tục hành chính không hợp lý, phức tạp, tiếp tục gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp.
2.2. chậm xác định rõ chức năng , nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước vĩ mô của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, nhất là ở cấp Chính phủ và các bộ. Chính phủ làm gì và làm đến đâu trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tương tự như vậy là các bộ và chính quyền các cấp, đây vẫn là vấn đề còn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ. Mặc dù hiện tại Chính phủ đã không còn làm một số việc giống như 20 năm trước đây nhưng trong thực tế những việc Chính phủ, thủ tướng Chính phủ phải giải quyết vẫn quá nhiều chưa xứng tầm Chính phủ. Nhìn tổng thể thì mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường, giữa nhà nước với doanh nghiệp vẫn chưa rõ ràng.
2.3. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn cồng kềnh, nhiều tầng nấc với 26 bộ, cơ quan ngang bộ và 13 cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ máy hành chính ở cấp trung ương còn quá lớn, số lượng tổ chức bên trong các Bộ, ngành còn nhiều và có xu hướng phình ra. Việc thực hiện phân cấp về ngành và lĩnh vực giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương còn chậm, vẫn chưa có sự phân biệt rõ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn.
2.4. Chế độ công cụ mới chậm hình thành đầy đủ, chất lượng cán bộ, công chức chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế xã hội. Đội ngũ cán bộ, công chức còn bất cập về kỹ năng quản lý mới, thiếu tính nhạy bén thị trường. Trách nhiệm thực thi công vụ chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái phẩm chất, đạo đức tham nhũng… Rõ ràng, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đang là vấn đề có ý nghĩa sống còn không chỉ riêng có công cuộc cải cách hành chính mà của cả sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.5. phương thức lề lối làm việc còn thủ công, lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp và hiện đại.
Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa thật sự thống nhất, thông suốt.
Quy trình làm việc của cán bộ, công chức nhìn chung còn thủ công, thiếu tính chuyên nghiệp. Dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu còn khá đậm nét trong điều hành và tổ chức công việc ở tất cả các cấp. Họp hành nhiều, giấy tờ hành chính gia tăng, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của từng cán bộ, công chức không rõ. Đặc biệt khâu phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết công việc còn yếu.
Trang thiết bị, điều kiện làm việc của cơ quan hành chính nói chung còn nhiều hạn chế. Sau hơn một nữa thế kỷ xây dựng và củng cố chính quyền vẫn còn tới 10% chính quyền cấp xã chưa có trụ sở làm việc, khoảng 30% trụ sở cấp xã là nhà cấp 4, không bảo đảm điều kiện làm việc và giải quyết công việc của dân.
Việc triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật và nhất là công nghệ tin học vào hoạt động nhà nước còn chậm, đạt hiệu quả thấp. Chủ trương hiện đại hóa nền hành chính, thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực như “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010” đã đề ra vẫn là một thách thức lớn.

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Ưu điểm của bộ máy hành chính nhà nước


 Mẫn vừa sưu tầm được bài này mọi người cho ý kiến nhé!

Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động chấp hành – điêu hành của nhà nước.
Quản lý hành chính ở nước ta có những đặc điểm sau đây:
+ Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang quyền lực nhà nước.
Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước. Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động,nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành chính nhà nước.
Bên canh đó, quyền lực nhà nước còn thể hiện trong việc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo đảm thực hiện ý chí nhà nước, như các biện pháp về tổ chức, về kinh tế, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục cưỡng chế … Chính những biện pháp này là sự thể hiện tập trung và rõ nét của sức mạnh nhà nước, một bộ phận tạo nên quyền lực nhà nước , nhờ đó ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm thực hiện.
Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động quản lý hành chính với những hoạt động quản lý không mang tính quyền lực nhà nước, nhu quản lý trong nội bộ của các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp… Trong các hoạt động quản lý phi nhà nước, quyền lực cũng được sử dụng nhưng không phải là quyền lực nhà nước, chỉ tác động trong nội bộ tổ chức, nhằm đạt mục tiêu của tổ chức trong khuôn khổ pháp luật; các chủ thể quản lý cũng thể hiện ý chí và sử dụng sức mạnh của mình để bảo đảm thực hiện ý chí đó, tuy nhiên họ chỉ nhân danh cá nhân hay tổ chức mình mà không nhân danh nhà nước.
+Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp.
Cách hiểu phổ biến hiện nay thì nhà nước có ba quyền năng: lập pháp, hành pháp và tư pháp.Trong đó, quyền năng hành pháp trước hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước, tuy nhiên trong rất nhiều hoạt động khác như: việc ổn định tổ chức nội bộ của các cơ quan nhà nước, hoạt động quản lý được tiến hành bởi các bộ…Trong những trường hợp này quyền năng hành pháp cũng thể hiện rõ nét và nếu xét về bản chất thì tương đồng với hoạt động hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước. Do dó, có thể kết luận chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các chủ thể mang quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, bao gồm: cơ quan hành chính nhà nước và công chức của những cơ quan này; thủ trưởng của các cơ quan nhà nước; các công chức nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền quản lý hành chính đối với một số loại việc nhất định. Và như vậy, quản lý hành chính nhà nước có đối tượng tác động là các quan hệ xã hội phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ quan trọng tới ít quan trọng, từ phổ biến tới cá biệt, phát sinh trong đời sống dân cư, đời sống pháp luật và trong nội bộ của các cơ quan nhà nước. Trong khi đó hoạt động lập pháp, tư pháp chỉ phát sinh trong phạm vi tương đối hẹp, có đối tượng tác động là những quan hệ xã hội quan trọng.
+Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ.
Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy các cơ quan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất từ Trung ương tới địa phương, đứng đầu là Chính phủ, nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo, điều hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả nước, bảo đảm sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả, tránh được sự cục bộ phân hóa giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau. Tuy nhiên. do mỗi địa phương đều có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh tế - xã hội, nên để có thể phát huy tối đa những yếu tố của từng địa phương, tạo sự năng động sáng tạo trong quản lý điều hành, bộ máy hành chính còn được tổ chức theo hướng phân cáp, trao quyền tự quyết, tạo sự chủ động sáng tạo cho chính quyền địa phương.
Để cùng lúc đạt được hai mục đích này, nguyên tắc “ hai chiều lệ thuộc” được sử dụng như một giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Theo đó, loại trừ Chính phủ là cơ quan đứng đầu bộ máy hành chính nhà thì mỗi cơ quan khác trong bộ máy này đều lệ thuộc vào hai cơ quan: một cơ quan theo chiều dọc để đảm bảo sự thống nhất của bộ máy; một cơ quan theo chiều ngang để đảm bảo sự chủ động của mỗi cấp quản lý. Vấn đề căn bản được đặt ra trong việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là xác định hợp lý thẩm quyền của mỗi cấp quản lý, vừa tránh được sự chồng chéo chức năng, vừa không bỏ lọt những lĩnh vực cần quản lý;vừa bảo đảm sự điều hành xuyên suốt, thống nhất trong bộ máy, vừa tạo ra được sự chủ động, sáng tạo của mỗi cấp quản lý, có như vậy mới vừa bảo đảm thống nhất lợi ích chung của nhà nước, vừa đảm bảo lợi ích của từng địa phương.
+Thứ tư, hoạt động quản lý hành chính nhà nước có tính chấp hành và điều hành.
Tính chấp hành và điều hành của hoạt động quản lý nhà nước thể hiện trong việc những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực hiện pháp luật, cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quản lý thì cũng không được vượt quá khuôn khổ pháp luật, điều hành cấp dưới, trực tiếp áp dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn…, trên cơ sở quy định pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật.
Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong việc chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Trong quá trình đó, các chủ thể này, không chỉ tự mình thực hiện pháp luật mà quan trọng hơn cả chúng đảm nhận chức năng chi đạo nhằm vận hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo một quy trình thống nhất; tổ chức để mọi đối tượng có liên quan thực hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quản lý.
Như vậy, trong mỗi hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tính chấp hành và tính điều hành luôn đan xen, song song tồn tại, tạo nên sự đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nhờ đó có thể phân biệt với hoạt động lập pháp và tư pháp: trong lập pháp, chấp hành là để xây dựng pháp luật làm cho pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn; trong tư pháp, chấp hành là để bảo vệ pháp luật tránh khỏi sự xâm hại; còn trong quản lý hành chính, chấp hành là để tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.
+Thứ năm, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính liên tục.
Khác với hoạt động lập pháp và tư pháp, quản lý hành chính nhà nước luôn cần có tính liên tục, kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội. Chính điểm đặc thù này được coi là một cơ sở quan trọng trong việc xác lập quy định về tổ chức và hoạt động, quy chế công chức, công vụ của bộ máy hành chính nhà nước; tạo ra bộ máy hành chính gọn nhẹ, có sự linh hoạt trong tổ chức, có đội ngũ công chức năng động sáng tạo, quyết đoán và chịu sự ràng buộc trách nhiệm đối với hoạt động của mình./.

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Cuộc họp đột xuất 21h30 thứ 3 ngày 24-08-2010

Hi all,

Trong cuộc họp đột xuất mọi người đã thống nhất cho hai môn PSD101 và LAW101 như sau:
    - Môn ICT101: bài báo cáo đã hoàn thành, được thông qua hôm thứ 5 ngày 17/08/2010 tuần trước. Gửi kèm file cho những ai chưa đọc nắm rõ tình hình luôn.
    - Môn PSD101: bài báo cáo coi như hoàn thành, đã thông qua trong buổi họp này. Gửi kèm file để mọi người đọc qua bài mình sẽ nộp cho nhóm.
    - Môn LAW101: làm theo đề cương của Trang. Với sự phân công như sau:
                    + Phần I và II : Trinh Trần
                    + Phần III mục 1: nhóm 1
                    + Phần III mục 2: nhóm 2
                    + Phần III mục 3: nhóm 3
                    + Phần IV: mọi người chưa biết như thế nào, nhờ anh Thi là dân Luật thì có thể xem qua phần này và trong cuộc họp lần tới anh sẽ nói cho mọi người sẽ viết sao ạh.

Mong mọi người tích cực hợp tác để  hoàn thành tốt bài LAW101 cuối cùng này. Đây là danh sách các thành viên trong nhóm nhỏ

Nhóm trưởng
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Huỳnh  Ngân Thiện
Nguyễn Minh Đức
Lê Mỹ Ngọc
Trần Thị Ngọc Trinh
Nguyễn Đức Hùng
Lê Thị Hoàng Oanh
Trần Thị Như Ý
Huỳnh Minh Mẫn
Phạm Đăng Thi
Nguyễn Huỳnh Quốc Văn
Hồng Trung Nghĩa
Trịnh Tiến Đoan Trang
Nguyễn văn Hưng
Nguyễn Trọng Nghĩa
Lê Phục Huy
Võ Bảo Quốc

Lê Nguyễn Xuân Linh

Công việc
Phần III mục số 1
Phần III mục số 2
Phần III mục số 3


@all: 21h30 thứ 5 ngày 26/08/2010, chúng ta sẽ thảo luận tiếp bài LAW101. Mọi người hoàn tất bao nhiêu thì gửi mọi người góp ý hoặc post lên BLOG nên mọi người nhớ lên blog xem coi có bài POST moi khong nghen.


Thanks all,
Trinh Tran

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Phần OPTION

Trong sử dụng phương pháp Option để lựa chọn mục đích theo phương pháp S.M.A.R.T. trong đề tài của nhóm đã chọn cho công cụ tìm kiến trên internet và cũng là kết quả của các thành viên trong nhóm, cùng tư duy để tạo ra sức mạnh để vượt lên theo tâm trạng và xu thế chung của phương pháp và chúng ta có sức mạnh ý chí để hành động trên cơ sở tự tư duy để nhận thức và tầm nhìn chung của nhóm để đưa ra quyết định, để có khả năng nhìn xa về việc tìm kiếm trên internet một cách hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp tư duy làm thành định hướng trong đầu và cả nhóm biết giải quyết vấn đề một cách tổng hợp đúng với khả năng cho phép của từng thành viên cùng nhìn vào kết quả của mục đích tìm kiếm nó giúp ta hình dung được công việc tìm kiếm sát thực với thực tiển hay kế hoạch vạch định để thực hiện.

Tư duy cùng tiếp cận các mục tiêu đã nêu ra như trên để phát triển khả năng sử dụng internet một cách thành thạo và luôn có sự tương tác giữa các mục đích với nhau. Trong khi đó từng chủ đề đã nêu ra điều theo hướng đơn giản và phù hợp với sự thống nhất, đồng ý chung của cả nhóm khi thực hành bài tập này.  Do vậy, chúng ta chọn cho tất cả các mục đích thì sẽ phát triển được điểm cốt yếu của nguyên lý lựa chọn và chúng ta có thể dựa vào các mục đích đó để đưa ra sự lựa chọn và tạo ra sự thay đổi bằng trí tưởng tượng của mình để nhìn xa hơn thực tế hiện nay và tìm ra các giải pháp khác thích hợp hơn. Sự lưa chọn ở đây phải phù hợp với bảng kế hoạch đã được nhóm, mục tiêu hoạch định và phải nằm trong phạm vi năng lực của các thành viên được phân công rõ ràng, trong các khả năng lựa chọn đó cùng sử dụng các công cụ cần phải đáp ứng được sự phù hợp với ý chung nhất, đồng thời có thể thúc đẩy sự tìm kiếm có hiệu quả hơn trong lĩnh vực internet hiện nay.

Khi chúng ta nhìn vào các mục đích trên hầu như không khác nhau nhiều vì kế hoạch đặt ra và thời gian sử dụng tìm hiểu và cuối cùng kết quả tập chung vào ngay trước mắt khi ta đưa ra tính cần thiết và hiệu suất tìm kiếm chung nhất. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng khi lựa chọn một mục tiêu của phương pháp S.M.A.R.T là rất quan trọng vì trên cơ sở đó việc giải quyết các vần đề, gút mắc có ảnh hưởng đến mọi thứ khác, mục tiêu ban đầu theo như phương án đã đưa ra và lựa chọn, vì điều này sẽ cho kết quả nhất định cho các bước tiếp theo.

Việc biến và lựa chọn một mục tiêu thành kế hoạch để thực hiện cho một mục tiêu chung để đưa ra quyết định lựa chọn phương án có hiệu quả. Để đạt kết quả này hầu hết mọi thành viên trong nhóm đã không ngừng trao đổi, cố gắng tìm ra phần quan trọng trong mục đích đã được giao phó, hy vọng tìm ra phương pháp hợp lý dựa vào sự lựa chọn chung và cũng đã thống nhất trong một thời gian nhất định. Điều quan trọng là phải chọn cách sử dụng, mục tiêu nhạy bén đối với nhu cầu dành cho mục tiêu đó và bản chất mục tiêu khi nhóm quyết định chọn là thích hợp nhất và cũng là bước tiến lớn nhất để tiến đến ưu tiên cho việc các thành viên phát huy hết khả năng trao đổi cùng với nhóm và cũng nhờ hoạt động này đã lôi kéo sự chú ý chung để tạo ra sự khác biệt lớn cho kế hoạch tiếp theo. Bởi vì tổ chức công việc để lưa chọn các phương án theo mục đích của nhóm không phải là đơn lẻ mà là ưu tiên ý kiến các thành viên, tư duy cá nhân cho việc lựa chọn, sau đó đến tư duy chung và là điều quan trọng cùng làm việc để nhận thấy lợi ích của phương án được lựa chọn trên cơ sở tăng tính linh hoạt vào trong mục tiêu đó.

Mong ACE cho ý kiến.
Phục Huy

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Thông báo gấp ... mọi người chú ý

Hi all,

Em đề nghị chúng ta có buổi họp nhóm đột xuất cho môn LAW101 với PSD101.
Tuần này phải nộp PSD101 rồi. Tuần sau là LAW101. Hiện tại sườn bài LAW101 vẫn chưa thống nhất và phân tích nội dung cần trình bày trong báo cáo thật sự chưa rõ :D.

Hi vọng bà con cố gắng.

@a,Thiện: book mọi người tối 21h30 thứ 3 ngày 24/08/2010 nghen anh :D.
@all: mọi người góp ý để hoàn chỉnh PSD101 để cuối tuần nộp bài rồi :D. Mọi người check mail hộ bài báo cao PSD101.


Thanks all,
Trinh Tran