Thông Báo

Mọi người vào comment cho BT Nhóm LAW101!!! (Check mail lấy bài ngen bà con) :D
Họp 21h30 thứ 3 ngày 31/08/2010

Lịch học tuần 7: Trong tuần này Anh/Chị lưu ý:

- Môn ICT101 :

· Bài tập 3D : Anh/Chị chú ý đến thời hạn làm bài (23h55 ngày 07/09/2010). Số lần làm bài tối đa là 3 lần, thời gian làm bài 20 phút và tính điểm trung bình.

· Hạn nộp bài tập nhóm : 23h55, ngày 31/08/2010

- Môn PSD101:

· Bài tập tự luận: Cá nhân tự làm bài. Hạn chót nộp bài 23h55 ngày 05/09/2010.

· Thời hạn tính điểm chuyên cần : 23h55 ngày 05.09.2010. Anh Chị tranh thủ vào làm tất cả những bài luyện tập trắc nghiệm và post bài trên diễn đàn trong tuần này để tính điểm chuyên cần.

- Môn LAW101 :

- Hạn nộp bài tập nhóm : 23h55 ngày 05/09/2010


Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010

Muc IV - cac cach thuc bo tro

I. Các cách thức bổ trợ cho các công cụ tìm kiếm hiệu quả nhất

4.1 Sử dụng cách thức tìm kiếm cơ bản
a) Sử dụng dấu “ +”
 Cách này sẽ đảm bảo kết quả đem về cho bạn sẽ xác định rõ kết quả của những từ đi kèm với dấu +
 Ví dụ: Tìm kiếm: reviews of + iPhone and iPod
 Nó sẽ đưa ra những kết quả chứa các từ reviews hay iPod nhưng kết quả sẽ xác đinh rõ nội dung sẽ bao gồm cả iPhone
b) Sử dụng dấu “-”
Sử dụng dấu này trước mỗi từ khóa sẽ bảo đảm rằng kết quả tìm kiếm được sẽ có nội dung không chứa những từ đó. Ví dụ: bạn tìm kiếm từ google nhưng không mong muốn tìm được kết quả là những trang khiêu dâm thì bạn sẽ điền nội dung tìm kiếm kèm theo “- porn” ở cuối.
c) Sử dụng dấu “ ~”
Sử dụng ~ trước từ khóa sẽ đem lại kết quả cung chứa các từ đồng nghĩa của từ khóa đó. Điều này đặc biệt thích hợp với những ai muồn tìm kiếm các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh.
d) Định nghĩa một từ
Để đưa ra định nghĩa của một từ chỉ cần dùng tìm kiếm theo từ khóa:
define:abc. Ví dụ : Tìm kiếm: define: Computer. Google sẽ đưa ra cho bạn kết quả định nghĩa về “Computer”. Điều này là thực sự cần thiết cho những ai bắt gặp 1 từ ngữ chuyên ngành nào đó và không nắm rõ rằng từ chuyên ngành đó có nghĩa là gì.
e) Sử dụng ký tự thay thế “ * ”
Kí tự “ * ” có thể được sử dụng trong những từ mà có một phần đó bạn không biết đến. Chẳng hạn bạn tìm kiếm “friend*” thì Google sẽ trả lại những kết quả chứa những từ friend , friends , friendship…
f) Sử dụng dấu “?”
Nó được dùng đến khi bạn không biết đầy đủ các chữ cái của một từ nào đó.
Chẳng hạn tìm kiếm : “fri??d” thì Google sẽ đưa ra kết quả trong những kết quả mà bất cứ chữ cái nào thêm vào có thể có nghĩa trong dấu “ ? “. Điều này sẽ hữu dụng cho những ai cần tìm kiếm 1 từ nhưng lại không biết làm sao để đánh vần từ đó.

4.2 Sử dụng cách thức tìm kiếm nâng cao
Ngoài những thủ thuật tìm kiếm thông thường, Google còn cung cấp cho người sử dụng một tính năng tìm kiếm nâng cao rất hữu dụng mà không phải ai trong chúng ta cũng biết. Với tính năng tìm kiếm nâng cao này, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm theo cụm từ hoặc theo từng từ riêng biệt. Bạn cũng có thể tìm kiếm dưới dạng các file văn bản với các định dạng thông dụng… với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Để sử dụng chức năng này của Google, bạn truy cập vào địa chỉ:
http://www.google.com/advanced_search
Sau khi truy cập vào trang web, bạn sẽ thấy rõ tính năng tìm kiếm này của Google được chia ra làm 3 phần cụ thể:
Phần đầu tiên sẽ giúp bạn tìm kiếm trang web thông qua những từ khóa liên quan đến nội dung của trang web:
 Để tìm kiếm theo một cụm từ, bạn điền nội dung tìm kiếm vào mục “all these words” hoặc tìm từng từ cụ thể bắt cách điền nội dung của từng từ vào các mục của phần “one or more of these words”.
 Để kết quả không chứa những từ khóa không cần thiết, bạn điền những từ khóa không mong muốn tìm được vào mục “any of these unwanted words” (tương tự như cách sử dụng dấu “-“ đã hướng dẫn ở trên).
Sau khi đã điền những thông tin cần thiết cho sự tìm kiếm, bạn click vào nút Advanced Search để bắt đầu quá trình tìm kiếm.
Để kết quả tìm kiếm được tốt và chính xác hơn, bạn xác nhận thêm các thông tin cần thiết ở mục “Need more tools?” bên dưới.
 Tại phần này, bạn có thể xác lập số kết quả sẽ hiện trên 1 trang để Google hiển thị kết quả tìm kiếm tại mục result per page. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo giõi các kết quả tìm kiếm mà không cần phải chuyển qua lại giữa các trang kết quả.
 Bạn cũng có thể tìm kiếm kết quả dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau. Thông thường Google sẽ dựa vào ip của lượt tìm kiếm để đưa ra kết quả cần thiết. Chẳng hạn những người sử dụng internet Việt Nam sẽ nhận được kết quả tìm kiếm bằng tiếng Việt trước rồi mới đến kết quả tiếng Anh sau. Tuy nhiên, bạn có thể thiết lập để nhận được kết quả bằng ngôn ngữ mong muốn tại mục Language. Sau khi lựa chọn ngôn ngữ thích hợp, những kết quả liên quan đến từ khóa tìm kiếm được viết dưới ngôn ngữ bạn đã chọn sẽ được ưu tiên xếp đầu trong danh sách kết quả.
 Nếu bạn muốn tìm kiếm những kết quả dưới dạng các file văn bản hoặc các file nguồn, bạn có thể sử dụng tính năng File type. Chẳng hạn bạn muốn tìm 1 file văn bản word chứa các thông tin cần thiết để có thể dễ dàng download về máy và sử dụng thì bạn sẽ chọn Microsoft Word (.doc) tại mục này.
Tuy nhiên nếu như với những sự giúp đỡ như trên vẫn chưa đủ để giúp bạn có được 1 kết quả mong muốn thì bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của tính năng tiếp theo bằng cách click vào dấu + ở mục Date, usage rights, numeric range, and more.
Sau khi click vào dấu + tại đây, một số các sự lựa chọn mới sẽ xuất hiện để bạn có thể lựa chọn sao cho kết quả tìm kiếm là tối ưu nhất. Tuy nhiên trong số các mục lựa chọn mới này, bạn chỉ cần quan tâm đến 3 nội dung:
 Usage right: Điều này là cần thiết khi bạn tìm kiếm những nội dung có bản quyền hoặc miễn phí… chẳng hạn như phần mềm, ebook, mp3…
 Region: là quốc gia chứa những kết quả tìm kiếm của bạn. Chẳng hạn bạn tìm cửa hàng để mua 1 vật dụng tại Việt Nam thì bạn sẽ chọn Region là Việt Nam.
 Và nội dung cuối cùng cần quan tâm đó là lựa chọn Safe Search. Với lựa chọn này, những trang web lừa đảo, chứa những đoạn mã độc hay những trang web với nội dung khiêu dâm, bạo lực… sẽ bị lọc ra khỏi kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm hơn cho kết quả tìm kiếm của mình.
Thêm một ứng dụng rất hữu ích của Google mà chưa nhiều người biết tới. Đó là ứng dụng tìm kiếm Google Desktop giúp tìm kiếm dữ liệu offline. Google Desktop giúp bạn tìm kiếm tài liệu ngay trong máy tính của mình khi bạn không thể nhớ tài liệu mình cần tìm ở vị trí nào, hay có quá nhiều tài liệu trong kho dữ liệu máy tính của bạn. Chỉ cần gõ tên tài liệu muốn tìm, cộng thêm các thủ thuật tìm kiếm thông thường, nâng cao như đã nêu trên để tìm kiếm thông tin mình cần.

4.3 Sử dụng cách thức tìm kiếm theo mục đích
- Kết hợp các từ khóa, bao gồm cả chuỗi Boolean tức là các từ: AND (VÀ), OR (HOẶC), NOT(KHÔNG). Ở đây xin nói rõ thêm về ý nghĩa từ khóa: Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc chính văn tài liệu, nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó. Ví dụ chúng ta đang muốn tìm tài liệu để luyện thi đại học thì từ khóa ở đây là "luyện thi đại học" hay cụ thể hơn (để cho ra kết quả chính xác hơn) là "tài liệu thi đại học", bạn có thể chọn từ hay cụm từ đồng nghĩa như với từ khóa đó như "ôn thi đại học" để có thể kết quả sẽ đúng với mục đích hơn.
- Chỗ mà các từ khóa được tìm thấy. Ví dụ: ở tiêu đề, ở đoạn thứ nhất, hay ở đoạn mã.
- Ngôn ngữ để tìm kiếm. Đây là một chi tiết đáng lưu ý vì nếu chúng ta muốn tìm tài liệu bằng tiếng Việt thì nên chuẩn bị một bộ gõ tiếng Việt như Vietkey hay Unikey để có thể gõ những từ khóa mà ta muốn tìm bằng tiếng Việt, khi đó kết quả dò tìm sẽ chính xác hơn nhiều.
- Các trang web bao gồm các file hình ảnh, video, MP3/nhạc, ActiveX, JAVA...)
- Thời gian các trang web được xây dựng hoặc bổ sung thông tin mới. Sau cùng, chúng ta nhớ theo dõi quá trình tìm kiếm bằng cách: Liệt kê những trang đã xem qua, thời gian xem hoặc Xem các trang web, đặc biệt là địa điểm và ngày tìm thấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét